Khi ngủ hay gặp ác mộng phải làm sao? ác mộng đã phá hỏng giấc ngủ của bạn hằng đêm để giải quyết vấn đề này Topgameuytin.com gợi ý cho bạn một vài cách sau đây!
1 Ác mộng là gì?
Ác mộng là một trong số những giấc mơ khó chịu của con người nó thường mang tính tiêu cực và gây ra sự sợ hãi cho người mơ.

Ác mộng có 2 dạng:
Ác mộng lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một cảnh giống nhau.
Ác mộng mỗi lần một kiểu khác nhau.
Nguyên nhân của ác mộng rất đa dạng:
Có thể bạn đang trong trạng thái suy giảm thể chất do căng thẳng tột độ do trải qua các sang chấn tinh thần, trầm cảm, quá tức giận, đau khổ, vui sướng, bị bệnh,…Ngoài ra có thể bạn đang thiếu ngủ hay trạng thái bất thường, không thoải mái khi ngủ, phong thủy,…
2. Hậu quả của ngủ gặp ác mộng thường xuyên

Khi ngủ gặp ác mộng chẳng hề dễ chịu chút nào, nếu bạn để ý thì khi ngủ bạn thường xuyên gặp ác mộng thì có thể đó là sự phản ánh tình hình sức khỏe và cảnh báo sớm về bệnh tiềm ẩn nào đó bạn đang mắc phải:
Bệnh tâm lý
Căng thẳng tâm lý có thể làm những con ác mộng xuất hiện nhiều hơn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Có thể bạn đang bị trầm cảm hay mắc về các bệnh tâm thần nó cũng có khả năng xảy ra ở những bệnh nhân bị hội chứng stress sau chấn thương.
Ốm sốt
Nhiệt độ cơ thể cao sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của bộ não bộ. Nếu bạn đang sốt và nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường lúc này não bộ sẽ hoạt động nhanh hơn trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) không sau, từ đó gây ra những cơn ác mộng. Khi bị bệnh, đặc biệt là đang lên cơn sốt nếu bạn không chú ý tới các triệu chứng của cảm lạnh cơ thể sẽ nhắc nhở bạn thông qua những con ác mộng.

Hạ đường huyết vào ban đêm
Đây là triệu chứng có thể dẫn đến những cơn ác mộng. Nguyên nhân do lượng đường trong máu quá thấp vào ban đêm, nguồn cung cấp năng lượng của não không đủ gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein, làm kéo dài giai đoạn ngủ động mắt nhanh REM gây ngủ mơ hoặc gặp ác mộng
Quá nhiều áp lực
Cơ thể bạn rất nhạy cảm với áp lực khiến cho ác mộng xuất hiện trong giấc ngủ của bạn. Nó là lời cảnh báo bạn nên điều tiết công việc, giải tỏa stress để cơ thể có được trạng thái tốt nhất

Những căn bệnh tiềm ẩn khác
Gặp ác mộng khi ngủ cũng nó liên quan đến các vấn đề về tim, sự tổn thương tâm lý hoặc cũng có thể là hậu quả của việc chơi game hoặc xem phim hành động, bạo lực. Việc bạn gặp ác mộng cũng là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ do đường hô hấp bị tắc nghĩ. Lời cảnh báo sớm của bệnh Parkinson.
Cách để ngủ không gặp ác mộng
Để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, ngủ gặp ác mộng thì sau đây là một vài mẹo bạn có thể tham khảo:
Tạo không gian phòng ngủ thoải mái dễ chịu:

Môi trường phòng ngủ đóng vai trò quan trọng với giấc ngủ. Để có một giấc ngủ sâu thì bạn cần có không gian phòng rộng rãi, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Chiếc giường ngủ thật êm ái, dễ chịu sẽ giúp giấc ngủ của bạn được sâu tránh gặp ác mộng.
Tư thế ngủ thoải mái dễ chịu
Khi ngủ ở tư thế không lý tưởng thì giấc ngủ của bạn không sâu, có thể gây đau mỏi vai gáy khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị thấp. Vì thế chuẩn bị gối, chiếu chăn thật êm, thật thoải mái nhất để đặt lưng nhé!
Không ăn uống quá nhiều trước khi ngủ
Ăn uống trước khi ngủ sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất và gửi tín hiệu tới não. Nếu đồ ăn thức uống là các chất kích thích chứa đường, chứa gas, chứa cồn sẽ gây kích thích với não hoạt động nhiều hơn làm tăng sự xuất hiện cơn ác mộng.
Tích cực luyện tập thể dục
Tập luyện thể dục như đi, chạy bộ, tập yoga, thiền,… sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh các cơ được dãn và vận động, mạch máu được lưu thông từ đó sẽ giúp bạn ngủ được sâu giấc ngủ ngon hơn.
Điều khiển giấc mơ

Bạn hoàn toàn có thể điều khiển giấc mơ, nghĩ về những điều tích cực, lạc quan, luôn vui vẻ. Chăm chỉ đọc sách, nghe nhạc massage cơ thể trước khi đi ngủ. Đừng quá tập trung suy nghĩ vào những điều tiêu cực nếu không nó sẽ hằn sâu vào bộ não khiến chúng sẽ xuất hiện trong giấc mơ.
Như vậy nếu bạn gặp ác mộng thường xuyên đừng chủ quan mà hãy dành chút thời gian lắng nghe cơ thể mình đang cần gì? Khi ngủ hay gặp ác mộng phải làm sao? chắc bạn cũng biết nên làm gì rồi? Theo dõi chúng mình để có thêm nhiều kiến thức bổ ích!