Khi chúng ta ngủ, những giấc mơ kỳ diệu hay những cơn ác mộng thường xuyên xuất hiện. Bạn có muốn giải mã giấc mơ xem tại sao chúng lại tồn tại trong khoảng thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi không? và có lẽ nhiều lần bạn tự hỏi “Tại sao khi ngủ lại mơ”. Cùng topgameuytin.com đi tìm câu trả lời nhé!
Ngủ mơ là gì?
Ngủ mơ là hiện tượng tâm trs con người trải qua những hình ảnh, âm thanh, tưởng tượng và nhiều dạng cảm xúc mãnh liệt khi ngủ. Hiện tượng mơ khi ngủ xảy ra ở cả các loài chim và động vật có vú.
Giấc mơ được chia thành 2 dạng: giấc mơ bình thường và giấc mơ sáng suốt

Giấc mơ bình thường: người ngủ mơ thường không điều khiển nội dung của giấc mơ và cũng không nhận thức được bản thân đang mơ. Hầu hết không nhớ được mình đã mơ gì, 95% nội dung giấc mơ sẽ bị lãng quên sau 5p thức dậy
Giấc mơ sáng suốt: người ngủ mơ thường ý thức được bản thân đang mơ gì và có thể điều khiển được nội dung giấc mơ theo ý học muốn. Thường thì sẽ nhớ được 100% nội dung giấc mơ sau khi dậy.
Tại sao khi ngủ lại mơ?
Con người dành một phần ba cuộc đời để ngủ, và trong giấc ngủ, chúng ta lại gặp những giấc mơ. Bạn có thể nhìn thấy một khung cảnh đẹp, một câu chuyện vui hay một số thứ đáng sợ, kỳ lạ.

Chu kỳ giấc ngủ gồm 4 giai đoạng: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ REM (giai động chuyển động mắt nhanh). Mỗi chu kỳ ngủ là 90 phút. Trong 1 đêm ngủ từ 7 – 8 tiếng thì con người trung bình sẽ trải qua từ 4-6 chu kỳ giấc ngủ.
Giai đoạn ru ngủ: cơ thể mơ mang đi vào giấc ngủ, trung bình một người dành từ 5% thời lượng giấc ngủ mỗi đêm cho giai đoạn này. Ở giai đoạn này cũng thường bị đánh thức bởi các yếu tố ngoại cảnh như: tiếng ồn, âm thanh
Giai đoạn ngủ nông: người ngủ rơi vào trạng thái thư giãn hơn, giấc ngủ sâu hơn và khó bị đánh thức bởi các yếu tố ngoại cảnh. Trung bình người bình thường sẽ dành từ 45 – 55% thời lượng cho giấc ngủ ở giai đoạn này!
Giai đoạn ngủ sâu: khi đã tới được giai đoạn này thì việc đánh thức sẽ khó khăn hơn, người ngủ chìm sâu vào giấc ngủ và khó bị đánh thức bởi các ngoại tác. Sóng não delta bắt đầu xuất hiện. Đây là giai đoạn quan trọng của giấc ngủ khi cơ thể bắt đầu gửi tín hiệu để sửa chữa các mô tổn thương cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Giusp não bộ vẫn lưu trữ thông tin và đủ nhận thức khi tỉnh dậy. Giai đoạn này chiếm từ 15 – 20% thời gian ngủ 1 đêm
Giai đoạn REM: đây là giai đoạn não tăng hoạt động và cơ bắp được thư giãn nhiều nhất. Nó có vai trò quan trọng trong xử lý thông tin và phát triển các kỹ năng cảm xúc, sáng tạo cho chon người. REM chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ 1 đêm.

Hiện tượng ngủ mơ chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn REM. Vì đây là giai đoạn mà não bộ hoạt động nhiều nhất khi ngủ, có thể kích hoạt những giấc mơ trong tâm trí người ngủ.
Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, ngày nay, các nhà khoa học và nhà tâm lý học trên khắp thế giới đã có thể nghiên cứu, giải mã giấc mơ cũng như khám phá sự ra đời của chúng.
Mỗi người đều có những giấc mơ độc đáo của riêng mình bởi vì chúng ta trải nghiệm nhiều sự kiện và cảm xúc khác nhau mỗi ngày. Khi ngủ sâu, bộ não tiếp tục làm việc chăm chỉ, phân phối những khoảnh khắc vào trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Nó so sánh các sự kiện đã xảy ra gần đây với những sự kiện đã xảy ra từ lâu. Đó là lý do tại sao bạn có thể nhìn thấy những thứ từ thời thơ ấu của mình, ví dụ như việc chơi cùng với một con thú cưng cũ ở một nơi mới như nơi bạn đang sống.
Giấc mơ là ảo giác xảy ra trong giai đoạn “giấc ngủ chuyển động mắt nhanh” kéo dài 10 – 20 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Giai đoạn này có sự tương đồng với trạng thái thức giấc của một người nên tất cả các phần của bộ não sẽ hoạt động, ngoại trừ phần chịu trách nhiệm về tính logic. Nồng độ serotonin và norepinephrine – những chất dẫn truyền thần kinh điều khiển tính logic và sự chú ý – bị giảm trong khi ngủ. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi giấc mơ của chúng ta thường rất kỳ lạ. Tại sao khi ngủ lại mơ?
Khoa học hiện đại, ở một mức nào đó, đã hướng sự chú ý khỏi việc khám phá nội dung của giấc mơ, và tập trung vào việc nghiên cứu những cơ chế của việc mơ – theo khía cạnh về tâm lí và nhận thức, và mục đích của chúng. Nhưng vẫn có những nhà khoa học đang tiếp tục khám phá nội dung của giấc mơ, và những kĩ thuật mới đã cho chúng ta khả năng quan sát nội dung giấc mơ, điều chưa từng có trước đây.

Hầu hết dữ liệu về nội dung giấc mơ đã được tập hợp lại thông qua việc sử dụng những báo cáo về giấc mơ và bản câu hỏi khảo sát. Những trải nghiệm giấc mơ vô cùng đa dạng, nhưng có những chủ đề nhất định xảy ra giữa nhiều người mơ. Một trong những câu chuyện mơ thường gặp nhất là:
- Trường học (học hành, thi cử)
- Bị truy đuổi
- Tình dục
- Rơi, ngã
- Đi muộn
- Bay
- Bị tấn công thể chất
- Mơ về người đã khuất lúc còn sống, hay cái chết của một ai đó đang sống.
Tìm hiểu nội dung của những giấc mơ là một cách tìm câu trả lời cho câu hỏi muôn thuở mà chúng ta vẫn phải trả lời: Tại sao khi ngủ lại mơ?