REM là gì? Nó đóng vài trò gì đối với giấc ngủ nói chung và giấc mơ nói riêng. Khi ngủ đủ giấc chúng ta sẽ đạt được trạng thái cơ thể tốt nhất để bắt đầu một ngày dài hoạt động mệt mỏi
Tóm tắt
Giấc ngủ REM là gì?
Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement) có nghĩa là chuyển động nhanh của mắt người. Trong giấc ngủ thì đây chính là giai đoạn mà chúng ta ngủ nhưng mắt vẫn có chuyển động. Ở giai đoạn này thì não hoạt động mạnh tạo ra những hình ảnh lạ gọi là hiện tượng giấc mơ. REM có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành Lucid Dreaming
Giấc ngủ REM là một giai đoạn của chu kỳ ngủ, thường xảy ra từ 1,5 – 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Các nhà nghiên cứu thống nhất chia giấc ngủ thành 2 giai đoạn: REM và Non-REM

Giấc ngủ REM
Ở giai đoạn REM thì cơ thể ở trạng thái tê liệt thường có nhịp thở rất nhẹ nhanh và tim sẽ đập nhanh hơn bình thường. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì thời gian REM chiếm 41% thời gian ngủ của mỗi người
Trong thời gian giấc ngủ REM não bộ sẽ trải qua một vài thay đổi như:
+) Chuyển động nhanh của mặt
+) Nhịp thở nhanh và không đều
+) Tăng nhịp tim
+) Thay đổi nhiệt độ cơ thể
+) Tăng huyết áp
+) Hoạt động của não tương tự như hoạt động khi thứ
+) Tăng tiêu thụ oxy của não
+) Kích thích tình dục cả nam và nữ
+) Mặt và tay chân co giật
Ở giấc ngủ REM thì thường gắn liền với những giấc mơ sống động do sự gia tăng hoạt động của não bộ. Do cơ thể bất động nhưng não vẫn hoạt động tích cực.

Giấc ngủ không REM (NON-REM)
Theo nghiên cứu trước khi vào giấc ngủ REM thì cơ thể phải trải qua các giai đoạn của giấc ngủ không REM, mỗi giai đoạn thường kéo dài từ 5 đến 15 phút
Giai đoạn 1:
Con người trong giai đoạn này đang ở giữa trạng thái thức và ngủ hay đang ở trạng thái ngủ nông, lơ mơ
Giai đoạn 2:
Ngủ có thể sâu hơn chút nhiệt độ cơ thể giảm và nhịp tim chậm lại
Giai đoạn 3 và 4
Trạng thái giấc ngủ sâu và có phục hồi được gọi là giấc ngủ sóng chậm hay ngủ delta. Các cơ thư giãn, áp suất máu lên các cơ tăng lên và cơ thể sửa chữa và tạo mô. Nội tiết được giải phóng và các kho dự trữ năng lượng được bổ sung
Đối với những người lớn tuổi thì họ có xu hướng ngủ ít giấc không REM hơn. Với những người dưới 30 tuổi họ phải trải qua 2 giờ ngủ phục hồi mỗi đêm còn đối với người lớn tuổi thì chỉ có thể ngủ được 30 phút.
Lợi ích của giấc ngủ REM

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các giấc ngủ REM có lợi cho việc học tập, trí nhớ và tâm trạng. Nó có đóng góp vô cùng to lớn cho sự phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh. Việc thiếu hụt giấc ngủ REM có tác động vô cùng lớn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người
Tìm hiểu thêm về Nằm mơ thấy lửa đánh số gì?
2 lợi ích to lớn của giấc ngủ REM:
Tăng cường trí nhớ
Nếu con người không thể đi vào giấc ngủ REM thì họ sẽ chẳng nhớ được những gì đã được dạy trước khi chìm vào giấc ngủ
Một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng nếu 4 ngày thiếu ngủ REM thì sẽ ảnh hưởng đến sự tăng sinh tế bào trong phần não góp phần tạo ra trí nhớ dài hạn.
Do đó mà cả giấc ngủ REM và Non-REM đều có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trí não
Phát triển hệ thần kinh trung ương
Giấc ngủ REM vô cùng quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh. Một vài nghiên cứu chỉ ra cho thấy giai đoạn giấc ngủ này chịu trách nhiệm cho sự kích thích hệ thần kinh cần thiết để phát triển các kết nối thần kinh trưởng thành
Như vậy giấc ngủ REM có vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi chúng ta. Để có giấc ngủ REM thì bạn cần phải thoải mái, thả lỏng cơ thể hạn chế đảo lộn giờ giấc sinh hoạt. Trên đây là những thông tin về REM là gì? Hy vọng đây là kiến thức hữu ích dành cho bạn